Làm giàu từ nuôi dúi thì phải bắt đầu từ đâu?

Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết.

Dúi là động vật gặm nhấm, sống nhiều ở các khu rừng nhiều tre nứa tại các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu. Vĩnh Phúc…

Trong tự nhiên, dúi thường ăn các loại củ quả, măng tre, rễ cây rừng, thịt rất thơm ngon và được xem là đặc sản nên bán rất được giá. Tuy nhiên, trong khoảng chục năm gần đây, dúi rừng ngày càng ít xuất hiện. Do vậy, nhu cầu bắt đầu được nhiều người chú ý và phát triển.

Thức ăn chính của dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, thậm chí cả lõi ngô. Dúi sinh sản khá nhanh, một năm khoảng 4 lứa, mỗi lứa khoảng 3 đến 6 con. Một cặp dúi giống hiện có giá trên dưới 1 triệu đồng, còn bán lấy thịt thì khoảng 400 nghìn đồng/kg.

Như vậy, bình quân mỗi năm, một hộ nuôi khoảng 100 con dúi thịt, mỗi con nặng khoảng 2kg, cũng có thể cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng.

Có thể nói, mô hình nuôi dúi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nghề nuôi dúi vừa giúp người nông dân phát triển kinh tế mà không phải phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết như làm ruộng, vừa khắc phục được tình trạng khai thác và tận diệt nguồn thú hoang dã trong tự nhiên, góp phần bảo vệ được sự cân bằng về sinh thái.

Nếu có ý định chăn nuôi dúi thịt thì dưới đây là những việc bạn cần làm.

Tìm hiểu về và cách chăn nuôi dúi

Trước khi chăn nuôi, bạn phải dành thời gian tìm hiểu về loài dúi và cách chăn nuôi dúi, cách phòng trừ bệnh cũng như chăn nuôi dúi sinh sản…

Bạn có thể học hỏi, trang bị những kiến thức này từ internet, sách báo, các diễn đàn chăn nuôi, Group chăn nuôi dúi hoặc qua hội khuyến nông địa phương…

Nghiên cứu thị trường, đầu ra cho sản phẩm

Để việc chăn nuôi, kinh doanh được suôn sẻ, thuận lợi, bạn nên nghiên cứu thị trường, xem xung quanh khu vực đã có trang trại nuôi dúi nào chưa? Sản phẩm chủ đạo của họ là gì? Đầu ra sản phẩm có khả quan không?…

Từ đó bạn sẽ biết được hướng đi của mình là gì, nuôi dúi thành phẩm, dúi thịt hay dúi con giống… đầu tư cho sản phẩm có sự khác biệt và hút khách.

Không chỉ vậy, bạn cần tìm đầu ra cho sản phẩm để chăn nuôi được yên tâm, bạn có thể liên hệ với các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, đặc sản… để có đầu ra ổn định sau này.

Chuẩn bị vốn

Dúi là một con vật khá hiền lành, dễ nuôi và vốn ban đầu không quá tốn kém.

Ban đầu chỉ cần số vốn làm chuồng nuôi, mua cặp dúi giống, theo nhiều chủ trại dúi số tiền đầu tư ban đầu chỉ vài triệu đồng. Thức ăn cho dúi đơn giản, dễ kiếm tại địa phương nên không quá đắt đỏ.

Tìm mua giống dúi

Hiện nay, Vĩnh Phúc được xem là địa phương có nghề nuôi dúi phát triển nhất cả nước. bạn có thể đến các trang trại dúi ở đây để mua và học hỏi kỹ thuật chăn nuôi dúi làm giàu. Ngoài ra có thể mua dúi ở các trang trại khác trong cả nước.

Thức ăn

Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía…

Khi nuôi thức ăn: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía…) nó chỉ ăn phần thân cứng không ăn lá (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi) và nó ăn một số loại thức ăn khác như: củ khoai lang, củ sắn, nghô (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).

Làm chuồng nuôi

Chỉ cần một gian nhà rộng chừng 50m2 là đã có thể xây dựng được khoảng 100 ô chuồng nuôi dúi với diện tích chưa đầy 0,5m2/một chuồng.

Với chuồng nuôi sinh sản: Mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch, mỗi ô chuồng dùng cho một con.

Làm chuồng nuôi thương phẩm: Mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch.

Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thi cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng chú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…

Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản tuy nhiên người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết.

Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý chuồng phải được mát về mùa hè, nếu mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở khu yên tĩnh, tránh người lạ vào khu chăn nuôi dúi.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *